Lời tựa

Báo cáo Đánh giá chính sách Đầu tư và Tài chính cho Năng lượng Sạch tại Việt Nam là một trong những kết quả chính của Chương trình Huy động Đầu tư và Tài chính cho Năng lượng sạch (CEFIM) của OECD. Chương trình CEFIM nhằm hỗ trợ chính phủ các nước đang phát triển tại khu vực phía Nam và Đông Nam Á cũng như Mỹ Latinh khai thác nguồn tài chính và đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo và chương trình hiệu quả năng lượng (“năng lượng sạch”).

OECD cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã phối hợp cung cấp thông tin và điều phối các phiên đánh giá trực tuyến được tiến hành vào tháng 3 năm 2021. Xin đặc biệt cảm ơn các đầu mối thông tin của CEFIM là ông Nguyễn Ninh Hải, Trưởng phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, và ông Đặng Hải Dũng, Chánh văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững của Bộ Công Thương. CEFIM cũng gửi lời cảm ơn tới tất cả các cơ quan chính phủ tham gia vào quá trình Đánh giá, bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Báo cáo Đánh giá được chủ trì bởi bà Cecilia Tâm, Trưởng nhóm của CEFIM, và ông Brendan Coleman phụ trách điều phối quá trình nghiên cứu và đánh giá. Các tác giả báo cáo gồm ông Brendan Coleman, bà Lylah Davies và bà Cecilia Tâm thuộc Tổng Cục Môi trường OECD. Matthew Wittenstein từ UNESCAP và Aisma Vitina từ Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đã tham gia đánh giá và đóng góp chuyên môn trong quá trình đưa ra đánh giá và khuyến nghị. Akos Los thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đã cung cấp thông tin phân tích liên quan tới thị trường khí quốc tế và quá trình sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong các dự án điện. Báo cáo cũng nhận được sự tham gia hỗ trợ của đối tác trong nước, đặc biệt là trong quá trình điều phối làm việc với các cơ quan Chính phủ Việt Nam, của Bà Ngô Thị Tố Nhiên và bà Trần Hoàng Anh hiện đang công tác tại Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam. Dominique Haleva hỗ trợ công tác quản trị và chỉnh sửa. Giám đốc Bộ phận Môi trường OECD, Ông Rodolfo Lacy đã phát biểu khai mạc phiên “Đánh giá” trực tuyến.

Báo cáo còn nhận được đánh giá và phản hồi của Aayush Tandon và Jens Sedemund thuộc Ban Thư ký OECD. Nhiều chuyên gia khác cũng tham gia góp ý, bao gồm Pablo Hevia-Koch, Paolo Frankl, Gergely Molnar, Jean-Baptiste Dubreuil, Hiroyasu Sakaguchi và Mike Waldron của IEA; Loui Algren và Stephan Enevoldsen của cơ quan Năng lượng Đan Mạch; Marshall Brown của Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu; Rahul Kitchlu của Ngân hàng Thế giới; Stefan Bjarne của ETH Zurich; Nguyễn Thăng Long - Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam và Gregor Paterson-Jones, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Ngoài ra, bản Đánh giá cũng nhận được ý kiến phản hồi từ quá trình tham vấn rộng rãi với nhiều bên liên quan. Chúng tôi xin cảm ơn Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam đã hỗ trợ tạo điều kiện cho quá trình trao đổi thông tin. OECD cảm ơn rất nhiều chuyên gia tại các đại sứ quán các nước thành viên của OECD tại Việt Nam đã đưa ra ý kiến tham vấn trong suốt quá trình Đánh giá. Cuối cùng, chúng tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người tham gia trong phiên đánh giá trực tuyến và đã cung cấp thông tin đóng góp quý báu cho Đánh giá.

Báo cáo này được thực hiện thông qua nguồn tài trợ của Chính phủ Đan Mạch.

Siêu dữ liệu (metadata), pháp lý và quyền

Tài liệu này và các bản đồ được sử dụng sẽ không gây phương hại tới thực trạng hay chủ quyền đối với bất cứ vùng lãnh thổ nào, cũng như sẽ không ảnh hưởng tới việc phân định các đường biên giới/ranh giới quốc tế, và tên gọi của bất cứ vùng lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào. Việc trích xuất từ các báo cáo có thể phải đi kèm cùng với các tuyên bố miễn trừ trách nhiệm bổ sung, đã từng được nêu trong báo cáo hoàn chỉnh truy cập tại đường link cung cấp.

© OECD 2021

Việc sử dụng tài liệu này, dù dưới dạng bản in hay kỹ thuật số, phải tuân theo các Điều khoản và Điều kiện đăng tải trên http://www.oecd.org/termsandconditions.